CANSO ban hành tài liệu Hướng dẫn đánh giá rủi ro an ninh mạng

CANSO ban hành tài liệu Hướng dẫn đánh giá rủi ro an ninh mạng

10:53 - 22/06/2023

Các nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (ANSP) với vai trò là các nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng đã trở thành một mục tiêu có giá trị cao đối với các mối đe dọa liên tục công nghệ cao (APT – Advanced Persistent Threats).

Tàu vũ trụ SpaceX Dragon trở về Trái Đất, mang theo các thí nghiệm khoa học giá trị
Hãng hàng không Qantas Airways điều tra sự cố rò rỉ thông tin khách hàng
Hàng không Pháp hỗn loạn vì đình công
NASA tìm thấy dấu vết khí metan gần miệng núi lửa trên sao Hoả
United Airlines thiệt hại 200 triệu USD do vụ cấm bay đối với Boeing 737 MAX 9
Các tội phạm an ninh mạng liên tục tạo ra các mối đe dọa ngày càng tinh vi và có tổ chức hơn đối với ngành hàng không, đặc biệt khi ngành hàng không đang trong quá trình chuyển đổi số. Thực tế này dẫn đến nhu cầu của các bên liên quan trong ngành hàng không trong việc bảo vệ các hệ thống và hoạt động khai thác của mình để ngăn ngừa các ảnh hưởng không thể chấp nhận được đối với an toàn.

Xuất phát từ thực tiễn trên, CANSO đã ban hành Tài liệu Hướng dẫn đánh giá rủi ro an ninh mạng - 2023 (CANSO Cybersecurity Risk Assessment Guide – 2023).

Tài liệu hướng dẫn này cung cấp các khung đánh giá rủi ro chung, phù hợp với bộ tiêu chuẩn ISO 27001, cho phép các ANSP xác định, phân tích, đánh giá và giảm thiểu các rủi ro an ninh mạng. Tài liệu cũng đưa ra cách thức mà an ninh mạng và các hàng rào an toàn nên phối hợp với nhau để giảm thiểu rủi ro. Cách tiếp cận chung này đối với quản lý rủi ro cũng giúp tạo ra một cách tiếp cận tích hợp trong việc quản lý rủi ro đối với các đầu ra không mong muốn khác nhau mà có liên kết với nhau, như các ảnh hưởng đối với an ninh mạng, an toàn, hoạt động kinh doanh và môi trường.

 Chi tiết nội dung tài liệu được CANSO đăng tải theo đường link:  https://canso.fra1.digitaloceanspaces.com/uploads/2023/05/CANSO-Safety_Cybersecurity-Risk-Assessment-Guide-2023.pdf

Theo VATM