VATM - Các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021-2025
15:25 - 24/08/2021
Tổng công ty xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 trong bối cảnh Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thực hiện mục tiêu kép phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và giai đoạn 5 năm 2021-2025.
ACV hỗ trợ phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào
2 tàu bay trong vụ kiện giữa Vietjet Air và FW Aviation đã rời Việt Nam
Khách nước ngoài phản ánh về chất lượng dịch vụ của hãng bay Việt Nam
Bộ GTVT đề xuất lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành vào năm 2026
Kíp trực tại Trung tâm Kiểm soát tiếp cận - tại sân Nội Bài
Mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch của Tông công ty là nhằm cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật; Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tổng công ty và vốn của Tổng công ty đầu tư ở doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ của chủ sở hữu giao các năm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Tổng công ty đã đề ra bốn nhóm giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện.
Nhóm giải pháp về đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ
Thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, tiếp tục đẩy mạnh áp dụng tự động hóa trong công tác điều hành bay, tiến tới nghiên cứu, chuẩn bị áp dụng hình thức tày bay tự phân cách; tiếp tục triển khai áp dụng giảm phân cách trong các khu vực kiểm soát tiếp cận và đường dài; phân chia lại, tối ưu hóa trách nhiệm điều hành bay tại các khu vực có hoạt động bay cao. Tiếp tục triển khai quản lý luồng không lưu, phối hợp triển khai A-CDM theo từng vùng trời, sân bay. Tổ chức vùng trời phù hợp với môi trường CNS/ATM, với mạng cảng hàng không sân bay và với sự gia tăng đa dạng các đơn vị sử dụng vùng trời mới. Thiết lập và áp dụng cơ chế sử dụng vùng trời linh hoạt; tối ưu hóa tổ chức vùng trời, đường hàng không thông qua áp dụng dẫn đường theo tính năng (PBN). Rà soát, sửa đổi và thiết kế các phương thức bay PBN theo số liệu tọa độ WGS-84 đo đạc mới, đối với các cảng hàng không có mật độ bay cao hoặc địa hình phức tạp.
Tổ chức và hoàn thiện mô hình cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho dịch vụ điều hành bay theo loại hình dịch vụ. Tiếp tục thực hiện và hoàn thành lộ trình chuyển đổi từ thông báo tin tức hàng không (AIS) sang quản lý tin tức hàng không (AIM). Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ khí tượng bảo đảm trao đổi số liệu, dữ liệu, tin tức khí tượng nhanh chóng, kịp thời, chính xác, theo tiêu chuẩn ICAO. Tăng cường năng lực phối hợp tìm kiếm cứu nạn và kết nối, chia sẻ dữ liệu TKCN với các đơn vị trong và ngoài ngành; chuyên nghiệp hóa phương thức TKCN. Từng bước nghiên cứu, triển khai quản lý tin tức trên toàn hệ thống quản lý thông tin mở rộng (SWIM); chia sẻ dữ liệu giữa các bên có liên quan đến hoạt động bay, giữa quân sự và dân dụng.
Kíp trực tại Đài Kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất
Hoàn thiện và duy trì hệ thống quản lý an toàn (SMS). Thiết lập và duy trì, cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của tất cả các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá năng lực (KPIs) đối với các nội dung đánh giá năng lực (KPA) để từng bước áp dụng đánh giá chất lượng công việc, năng lực của doanh nghiệp.
Tổ chức khai thác, vận hành tốt các trang thiết bị kỹ thuật được đầu tư; đảm bảo tính kế thừa, sử dụng tối đa năng lực của hệ thống hiện tại và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Tiếp tục đầu tư các hệ thống trang thiết bị và trang thiết bị dự phòng, cơ sở hạ tầng hiện đại, đảm bảo cung cấp dịch vụ trong toàn bộ vùng trời của Việt Nam với độ chính xác và tin cậy cao; tiến tới phương thức quản lý khai thác tự động hóa, tập trung hóa và chuyên nghiệp hóa.
Tập trung nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để nắm bắt và làm chủ khoa học công nghệ chuyên ngành. Hoàn thiện hệ thống quản lý khoa học công nghệ, giải phóng năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển. Tăng cường hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các quốc gia thuộc tiểu vùng, khu vực châu Á/ Thái Bình Dương và trên thế giới để triển khai có hiệu quả kế hoạch tổng thể Quản lý không lưu ASEAN, kế hoạch nâng cấp các khối hệ thống hàng không (ASBU).
Tập trung phát triển đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đảm bảo hoạt động bay, bao gồm cả hạ tầng công nghệ thông tin nhằm cải tiến công nghệ cung cấp dịch vụ, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển; tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chủ yếu là các nội dung về công nghệ số, cơ sở dữ liệu và công cụ hỗ trợ ra quyết định.
Nhóm giải pháp về quản lý, tổ chức
Cải tiến mô hình và phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Nghiên cứu cơ cấu lại các dịch vụ cốt lõi theo hướng chuyên môn hóa. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ nhằm phân định rõ trách nhiệm của cá nhân và tổ chức, hướng tới cải cách và giảm thủ tục hành chính. Đơn giản hóa quy trình ra quyết định gắn với trách nhiệm giải trình.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng và đào tạo đội ngũ chuyên gia cao cấp có đủ năng lực tiếp cận, làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; tập trung trang bị cho đội ngũ cán bộ quản lý các kỹ năng quản trị; xây dựng đội ngũ nhân viên hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước và ICAO, gắn bó, cống hiến xây dựng Tổng công ty.
Nhóm giải pháp về đảm bảo tài chính
Thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản, tổ chức công tác hạch toán, kế toán đúng quy định của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ kế hoạch chi sản xuất kinh doanh đảm bảo tiết kiệm, phấn đấu hoàn thành tỉ suất lợi nhuận được giao trong kế hoạch hàng năm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản trị tài chính tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển Tổng công ty.
Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng
Quyết liệt thực hiện các nhóm giải pháp đã được Đảng ủy Tổng công ty đề ra. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, thực hiện đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước về quàn lý vốn Nhà nước trong quản lý đầu tư, xây dựng và mua sắm tài sản. Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án trong kế hoạch được duyệt, trong đó chú trọng tập trung triển khác thực hiện, hoàn thành và đưa vào khai thác các dự án trọng điểm.Tổ chức rà soát và tập trung đẩy nhanh tiến độ quyết toán các dự án đã nghiệm thu đưa vào sử dụng đảm bảo tuân thủ chặt chẽ theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Trên cơ sở kế hoạch giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt, Tổng công ty tổ chức triển khai kế hoạch phù hợp với tình hình thị trường hàng không trong nước và quốc tế, tình hình phát triển kinh tế xã hội và khả năng cân đối, đảm bảo nguồn vốn của Tổng công ty trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Hàng năm, căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch của năm trước liền kề, Tổng công ty sẽ xây dựng và trình Bộ giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch năm theo định hướng kế hoạch giai đoạn 5 năm đã được phê duyệt.
Trích nguồn - https://vatm.vn/vatm-cac-giai-phap-chu-yeu-thuc-hien-ke-hoach-giai-doan-2021-2025-n6345.html