Tọa đàm "Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: Động lực mới, cơ hội mới"
18:05 - 24/02/2022
Chiều 24/2, tại quần thể nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn - tỉnh Bình Định; Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam; hãng hàng không Bamboo Airways đã tổ chức buổi tọa đàm “Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: Động lực mới, cơ hội mới”.
ACV hỗ trợ phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào
2 tàu bay trong vụ kiện giữa Vietjet Air và FW Aviation đã rời Việt Nam
Khách nước ngoài phản ánh về chất lượng dịch vụ của hãng bay Việt Nam
Bộ GTVT đề xuất lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành vào năm 2026
Tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam cùng chuyên gia hàng không, kinh tế, du lịch, đại diện doanh nghiệp hàng không, lữ hành lớn… Các diễn giả phân tích những vấn đề, kiến nghị, giải pháp để kích thích hơn nữa đà hồi phục của hoạt động bay thường lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo các quy định, điều kiện về an toàn phòng chống dịch trong bối cảnh Việt Nam dỡ bỏ hạn chế, mở lại các đường bay quốc tế từ ngày 15/2.
Cụ thể, các diễn giả gồm:
Mr. Ivan Novak - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Séc tại Việt Nam
Bà Martina Saitlova - Trưởng phòng lãnh sự Cộng hoà Séc tại Việt Nam
Bùi Doãn Nề - Phó chủ tịch Hiệp hội hàng không Việt Nam
Ông Hà Văn Siêu - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch
Ông Đinh Ngọc Đức, Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch, Tổng Cục du lịch
Ông Lâm Thanh Giang - Phó chủ tịch tỉnh Bình Định
Ông Trần Văn Thanh - Giám đốc Sở Du lịch Bình Định
TS Trần Đình Thiên – Thành viên Hội đồng Tư vấn Kinh tế Chính phủ
PGS.TS Nguyễn Hồng Thái - Phó trưởng khoa Vận tải Kinh tế, trường Đại học Giao thông vận tải
TS Lương Hoài Nam, Phó Chủ tịch Công ty Cổ phần Công nghệ Du lịch Gotadi
Ông Ngô Trần Hải An - KOL, nhà báo Tạp chí Du lịch TP.HCM
Ông Đặng Tất Thắng - Tổng giám đốc Bamboo Airways
Từ ngày 15/3 hoạt động du lịch cũng sẽ được mở cửa toàn diện trong điều kiện bình thường mới. Việc ngành hàng không "đi trước một bước" với việc dỡ bỏ hạn chế bay quốc tế từ 15/2 được đánh giá sẽ giúp ngành du lịch không bị chậm chân trong cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế. Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng nếu chuẩn bị kĩ lưỡng, Việt Nam có thể chiếm lĩnh thêm nhiều thị trường mới, khách hàng mới.
Tọa đàm "Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: Động lực mới, cơ hội mới" sẽ diễn ra chiều 24/2 tại FLC Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ngay sau khi Cục Hàng không Việt Nam cho phép khôi phục mạng bay quốc như trước dịch, các hãng hàng không nội địa đã có kế hoạch khôi phục, tăng tần suất khai thác và khai trương các đường bay quốc tế mới từ tháng 2/2022, cho thấy sự chuẩn bị sẵn sàng, kĩ lưỡng của các doanh nghiệp để nhanh chóng khôi phục toàn mạng bay quốc tế đi/đến Việt Nam.
Trước bối cảnh đó, tại toạ đàm “Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: Động lực mới, cơ hội mới”, các đại diện cơ quan quản lý và doanh nghiệp sẽ đi sâu phân tích về nhu cầu thị trường, tình hình thu hút khách, du lịch quốc tế sau 3 tháng Việt Nam thí điểm đón khách quốc tế, đánh giá những thành tựu mà toàn ngành hàng không và du lịch đã đạt được, cần kế thừa phát huy cũng các vấn đề còn nổi cộm và cần giải pháp triệt để.
Đồng thời, các khách mời sẽ tập trung trao đổi về bài học kinh nghiệm mở cửa hàng không, đón khách quốc tế nhìn từ kết quả các quốc gia trong khu vực, cũng như những lợi ích của một lộ trình mở cửa bay quốc tế sớm, hiệu quả và rõ ràng đối với toàn bộ nền kinh tế. Qua đó, đưa ra bài học cho hàng không Việt Nam để tận dụng triệt để các cơ hội phát triển trong thời kì mới với các nhu cầu và xu hướng mới của hành khách.
Cũng trong khuôn khổ toạ đàm, thông qua việc phân tích sự chuẩn bị nguồn lực cụ thể của các cơ quan liên quan, địa phương và doanh nghiệp, các đại biểu, đại diện doanh nghiệp sẽ đưa ra ý kiến đóng góp, đề xuất cụ thể về các quy trình, phương án bay quốc tế mà cơ quan quản lý dự thảo, hướng tới lộ trình mở cửa an toàn và thuân lợi cho toàn ngành hàng không Việt Nam nói chung.
Các Diễn giả tại Toạ đàm - Hàng không Việt mở lại bay quốc tế: Động lực mới, cơ hội mới
Hàng không hoạt động trở lại đáp ứng sự mong mỏi của thị trường
Câu hỏi: Để có được một giải pháp toàn diện trong việc mở cửa hàng không đón khách quốc tế, việc học hỏi, tham khảo các hoạt động, biện pháp đón khách du lịch an toàn, hiệu quả, của các quốc gia trên thế giới là điều nên được lưu tâm. Theo ông/bà đâu là bài học từ các nước bạn để có thể áp dụng cho hàng không Việt Nam?
TS Bùi Doãn Nề - Phó CT HHDNHKVN phát biểu khai mạc Toạ đàm
TS Bùi Doãn Nề - P Chủ tịch HH Hàng Không VN nêu ý kiến. Ông khuyến nghị, bài học để áp dụng Khi hàng không mở cửa trở lại nhằm đáp ứng sự mong mỏi của thành viên hiệp hội hàng không. Hàng không hoạt động trở lại đáp ứng sự mong mỏi của thị trường.
"Xác định là dịch bệnh chỉ kéo dài trong thời gian nhất định nên chúng ta đã chuẩn bị nhân lực để khai thông lại đường bay. Đây là một tín hiệu tích cực cho hàng không và du lịch", ông bày tỏ.
Tuy nhiên, những thách thức này đòi hỏi ngành hàng không kết hợp với chính phủ và địa phương vượt qua.
Thách thức đầu tiên là việc chúng ta đã bị đóng băng 2 năm nên phải từng bước khắc phục những dịch vụ đã gãy khúc. Phải quyết tâm, kiên trì và nhanh chóng. Chi phí cũng là một thách thức khi di chuyển của khách hàng bởi kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch.
Thách thức thứ 2 là kiểm soát dịch bệnh. Dù các nước trên thế giới đã kiểm soát được nhưng tâm lý khách hàng vẫn còn là một yếu tố khó đoán. Hàng không các nước đang dần mở lại. Đánh giá hiện nay cho thấy 2022 sẽ tăng bùng nổ trong phát triển hàng không.
Chính phủ các nước nên tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các hãng hàng không để các hãng có thể vững vàng hơn trong việc khôi phục và phát triển.
câu hỏi: Tình hình thu hút khách, du lịch quốc tế sau 3 tháng thí điểm đón khách quốc tế (bao gồm kết quả, thống kê, số liêụ đạt được về số lượng khách du lịch đến các tụ điểm nôỉ tiếng, công tác xét nghiệm, cách li, điều trị với các ca dương tính…), thành tựu cần kế thừa phát huy và các vấn đề còn nôỉ cộm là gì?
Ông Hà Văn Siêu - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: Ngành du lịch cùng các ngành khác có sự linh hoạt, trong thời gian trước khi hoạt động du lịch ổn đến 2021 hoạt động du lịch phụ hồi. Các chính sách hộ chiếu vaccine phục hồi.
Tháng 1/2022, tỉnh Bình Định và các tỉnh phía Nam thí điểm phục hồi từ tháng 11 đến nay chúng ta thấy rằng lượng khách vào Việt Nam trong 3 tháng là 9.000 khách quốc tế. Vào dịp Tết Nhâm Dần du lịch nội địa khởi sắc, hoạt động du lịch hướng đến du lịch an toàn, về kiến thức, kinh nghiệm của hoạt động du lịch chúng ta đã làm rất tốt.
Theo số liệu, tết vừa rồi đạt 6,1 triệu lượt khách nội địa, 590 khách quốc tế. Chúng ta đã có lộ trình mở lại đường bay khách nội địa và quốc tế rất an toàn. Bài toán sắp tới chúng ta mở lại bình thường mới như trước khi có dịch, an toàn, hiệu quả.
Kế hoạch 2022, chúng ta đón 5-6 triệu lượt khách quốc tế và hơn 60 triệu khách nội địa. Chúng ta có quyền tự tin với độ phủ vaccine rất rộng và tuyệt đối, chúng ta biết xử lý các tình huống sự cố nên chúng ta hoàn toàn tự tin kết nối dịch vụ. Giữa hàng không và du lịch đã kết hợp hài hoà để khôi phục.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS. Bùi Doãn Nề - Phó chủ tịch Hiệp hội Hàng không Việt Nam điểm lại, cho tới nay, dịch bệnh COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam được hơn 2 năm, đã tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động kinh tế - xã hội trong cả nước. Trong đó, hàng không, du lịch là hai ngành chịu thiệt hại lớn nhất.
Hoạt động của các doanh nghiệp hàng không đã bị ảnh hưởng trên cả mạng bay nội địa và quốc tế. Kết quả sản xuất kinh doanh giảm sút, tình trạng tài chính các doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn. Một bộ phận lớn người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc, giảm thu nhập.
Sau khi cho phép triển khai và khôi phục tưng bước đường bay nội địa, ngành hàng không Việt Nam đã có sự khởi sắc trở lại. Đặc biệt, ngành đã phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nhâm Dần, đảm bảo hành khách đi lại an toàn trên cả các khía cạnh giao thông lẫn y tế.
Các hãng hàng không, các sân bay, cảng hàng không, cơ quan điều hành bay và các đơn vị phục vụ mặt đất đã phối hợp với nhau ngày càng chặt chẽ, giúp hành khách đi lại ngày càng thuận lợi hơn.
Gần đây, Nhà nước đã quyết định mở lại các đường bay quốc tế, phục hồi giao thương, du lịch và chuẩn bị mở cửa du lịch từ 15/3/2022. Những quyết định này đã tạo điều kiện để ngành hàng không Việt Nam tiến dần tới bình thường hoá hoàn toàn các hoạt động của mình, không bị chậm chân trong cuộc cạnh tranh với các hãng hàng không trong khu vực và thế giới có đường bay đi - đến Việt Nam.
Tuy nhiên, việc mở lại đường bay quốc tế cũng đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung, với ngành hàng không và du lịch. Đặc biệt là khó khăn do thị trường cần có giải pháp khôi phục và kích cầu trở lại; khó khăn do kiểm soát và đảm bảo an toàn cho hành khách và cộng đồng trong tình hình diễn biến dịch bệnh còn phức tạp.
Vì vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức buổi toạ đàm này, nhằm chia sẻ những hiểu biết, những kinh nghiệm mà các diễn giả và khách mời đã thu được trong thời gian qua, cũng như những dự báo về các biến động trong thời gian tới và những biện pháp khả dĩ giúp doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức.
"Chúng tôi hy vọng những kinh nghiệm, bài học được chia sẻ trong cuộc toạ đàm này đem lại những lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp hàng không, có được những kiến nghị, những giải pháp giúp các doanh nghiệp, các hãng hàng không và ngành hàng không sớm khôi phục lại đường bay quốc tế đạt hiểu quả và kỳ vọng”.
Phó Cục trưởng Tổng cục Du lịch: Mong ngành hàng không, du lịch sớm phục hồi
Ông Hà Văn Siêu - Phó Cục trưởng Tổng cục Du lịch phát biểu. Ông chia sẻ rất vui khi được thay mặt ngành du lịch đến dự sự kiện. "Chúng tôi rất đánh giá cao sáng kiến của FLC và Bamboo Airways đã tổ chức chuỗi sự kiện, tọa đàm gắn kết các hoạt động du lịch và hàng không. Chúng tôi đánh giá cao lãnh đạo tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và phục hồi du lịch và hàng không", ông nói.
Sau 2 năm, một trong những lĩnh vực quan trọng là du lịch. Du lịch được chọn là 1 trong những lĩnh vực ưu tiên để phục hồi. Từ 15/2 mở lại đường bay quốc tế và15/3 Việt Nam mở lại toàn diện du lịch.
Nhìn nhận sau Covid-19 là những cơ hội mới, động lực mới để phát triển, ông Siêu cho biết Việt Nam ngày càng hấp dẫn trong bạn bè quốc tế, tạo niềm tin cho ngành du lịch. Tiềm lực năng lực của doanh nghiệp Việt Nam đang mở rộng cũng là cơ hội đến với chúng ta sau đại dịch.
Cơ hội để phân chia lại thị trường, thị phần lớn lên như nào phụ thuộc vào đổi mới sáng tạo và nắm bắt cơ hội. Ông bày tỏ mon g muốn các đại biểu, khách quý, doanh nhân chuyên gia nhà đầu tư coi đây là sân chơi để tìm ra giải pháp, những bước đi đột phá sau Covid-19 để phát triển ngành du lịch.
"Chúng tôi mong rằng qua thảo luận hnay sẽ biến thành hành động, như sự ưu tiên thị trường Hàn Quốc trong phát triển du lịch Golf. Mong rằng những hoạt động trên sớm gặt hái kết quả, góp phần quyết định phục hồi ngành hàng không và phục hồi phát triển từ trung ương đến địa phương", ông bày tỏ.
TS Trần Đình Thiên tham vấn tại Tọa Đàm
Bà Martina Saitlova - Trưởng phòng lãnh sự Cộng hoà Séc tại Việt Nam tại Tọa Đàm
Ông Nguyễn Ngọc Trọng - Phó TGĐ Bamboo tại Toạ đàm
Câu hỏi dành cho PGS.TS Nguyễn Hồng Thái : Phó trưởng khoa VTKT trường đại học GTVT.
Để có được một giải pháp toàn diện trong việc mở cửa hàng không đón khách quốc tế, việc học hỏi, tham khảo các hoạt động, biện pháp đón khách du lịch an toàn, hiệu quả, của các quốc gia trên thế giới là điều nên được lưu tâm. Câu hỏi; Theo ông/bà đâu là bài học từ các nước bạn để có thể áp dụng cho hàng không Việt Nam?
Trả lời:
Đại dịch COVID-19 là biến cố chưa từng có đối với ngành du lịch toàn cầu cũng như đối với Du lịch Việt Nam. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cũng ghi nhận đây là điều tồi tệ nhất trong chuỗi lịch sử phát triển của du lịch thế giới từ năm 1950. Đến nay, sau 2 năm chống chọi với đại dịch, nhiều quốc gia đã dần điều chỉnh quan điểm chống dịch COVID-19, từ "không COVID" chuyển sang "thích ứng, chung sống với COVID" nhằm tái khởi động, sớm đưa cuộc sống, trong đó có hoạt động du lịch, trở lại bình thường trong bối cảnh mới.
- Kinh nghiệm các nước
Năm 2021, ngành du lịch tại nhiều nước cũng đã có những bước đi đầu tiên để dần phục hồi. Các nước Singapore, Thái Lan cho phép đón khách du lịch quốc tế, Liên minh châu Âu mở cửa cho việc đi lại nội khối và cho phép công dân các nước thứ ba nhập cảnh với các điều kiện và giải pháp như: Đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 được công nhận ít nhất 14 ngày trước khi nhập cảnh; hoặc có giấy chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh; có chứng nhận xét nghiệm RT-PCR âm tính COVID-19 trong thời gian 72 giờ trước khi xuất cảnh; một số nước đã công bố danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ được phép nhập cảnh.
- Việt Nam khẩn trương, trách nhiệm, mở cửa đồng bộ để đón "làn sóng" du lịch an toàn, bền vững
- Để có thể thu hút du lịch trong và ngoài nước ngành du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các địa phương trên cả nước cùng các công ty, doanh nghiệp lữ hành cần tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm trực tuyến và trực tiếp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với ngành du lịch và duy trì các hoạt động truyền thông quảng bá trực tuyến trên website Vietnam.travel và các trang mạng xã hội, đảm bảo duy trì nhận biết thương hiệu, nhắc nhớ với du khách quốc tế về một Việt Nam "an toàn, hấp dẫn" và khơi dậy cảm hứng đi du lịch của du khách quốc tế.
- Các đơn vị kinh doanh, lữ hành mong muốn các địa phương cần có sự thống nhất về chính sách, cách thức đón khách, tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp và du khách. Bên cạnh đó, các địa phương cần hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối với nhau cùng xây dựng chuỗi dịch vụ chất lượng, an toàn. Để mở cửa đón khách du lịch quốc tế đảm bảo an toàn, hiệu quả, cần ban hành hướng dẫn thủ tục nhập xuất cảnh, đảm bảo an toàn y tế tại các cửa khẩu quốc tế và triển khai thống nhất trên toàn quốc, phù hợp với việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Cùng với đó, quy định của Việt Nam cho du khách quốc tế cần được công bố rộng rãi như một cam kết với du khách, các hãng hàng không và doanh nghiệp du lịch ở nước ngoài.
- Tăng cường đàm phán nhằm gia tăng số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng - "hộ chiếu vaccine" của Việt Nam để phục vụ đưa khách đi du lịch nước ngoài trong điều kiện bình thường mới. Trong đó, quan trọng nhất là cần xem xét điều kiện phục hồi chính sách miễn visa du lịch đã áp dụng cho 13 quốc gia ngoài ASEAN và xem xét tiếp tục mở rộng danh sách các thị trường nguồn du lịch quốc tế được miễn visa, hoặc có chính sách visa dài hạn 5-10 năm cho một số nước như Mỹ, Australia, New Zealand…, hoàn thiện các kênh xin và cấp visa online (E-Visa), xin và cấp visa trực tiếp tại các cửa khẩu ngay khi nhập cảnh (Visa-On-Arrival). Đồng thời Gia tăng tần suất, kết nối các đường bay thương mại quốc tế thường lệ phục vụ khách du lịch, nhất là các đường bay kết nối trực tiếp từ các thị trường quốc tế gửi khách đến các điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam.
HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ SẼ BÙNG NỔ TRONG NĂM 2022
Câu hỏi: Để mở cửa trở lại thì việc đón khách an toàn và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu, ông/bà có kiến nghị và bài học kinh nghiệm gì để áp dụng cho ngành hàng không của Việt Nam?
TS Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hàng không Việt Nam: Hàng không Việt Nam mở cửa lại đã đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo người dân cũng như hành khách. Ngành hàng không không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân mà còn là động lực cho sự phát triển kinh tế.
Trước khi dịch bệnh xảy ra, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không luôn ở mức 2 con số, các hãng hàng không Việt Nam cũng đã đầu tư cơ sở vật chất và chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển.
Chúng tôi xác định dịch bệnh chỉ kéo dài trong một thời điểm nhất định chứ không thể kéo dài mãi, vậy nên các hãng hàng không luôn chuẩn bị sẵn sàng cho để phục hồi và phát triển trước dịch.
Tuy nhiên, những thách thức đối với các hãng hàng không là không nhỏ, đòi hỏi sự nỗ lực của các doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ từ Chính phủ hay các địa phương.
Thách thức đầu tiên là việc ngành hàng không đã tạm dừng trong 1 thời gian khá dài (2 năm), vậy nên việc khôi phục lại sẽ cần thời gian. Dịch bệnh đã gây thiệt hại cho các hãng hàng không, làm tăng chi phí của các doanh nghiệp, trong khi đó, thu nhập của người dân lại giảm sút nên nhu cầu di chuyển lại đi cùng kèm với chi phí phù hợp. Đây là những thách thức không nhỏ đối với ngành hàng không.
Thứ hai, về dịch bệnh, hiện một số quốc gia như Mỹ và Châu Âu đã không còn kiểm soát về dịch bệnh, tuy nhiên, tâm lý của người dân đã thay đổi, e ngại hơn.
Thứ ba, hàng không các quốc gia trên thế giới đều mở cửa, mang tính chất cạnh tranh toàn cầu rất rõ. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cũng đã dự đoán, hàng không quốc tế sẽ bùng nổ trong năm 2022, với sự tăng trưởng 44% so với trước dịch bệnh. Điều này cho thấy thách thức rất lớn từ sự cạnh tranh của các hãng hàng không quốc tế và Việt Nam. Vì vậy, IATA cũng đã khuyến cáo, việc mở cửa trở lại song chính phủ các nước vẫn cần hỗ trợ các hãng hàng không.
Trước đó, trong buổi chiều hôm nay tại quần thể nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn - tỉnh Bình Định cũng đã diễn ra lễ ký kết Hợp tác giữa Hệ Sinh Thái FLC và TD & T CO.,LTD Hàn Quốc.
Lễ ký kết Hợp tác giữa Hệ Sinh Thái FLC và TD & T CO.,LTD Hàn Quốc.
Theo Opensky.vn