Những mốc lịch sử ngành Hàng Không dân dụng Việt Nam ((15/01/1956 - 15/01/2020)
13:08 - 27/04/2020
ACV hỗ trợ phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào
2 tàu bay trong vụ kiện giữa Vietjet Air và FW Aviation đã rời Việt Nam
Khách nước ngoài phản ánh về chất lượng dịch vụ của hãng bay Việt Nam
Bộ GTVT đề xuất lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành vào năm 2026
* Tháng 6/1945, Bác Hồ chỉ đạo xây dựng Sân bay Lũng Cò thuộc thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Sân bay dài 400m, rộng 20m, đón máy bay L9. Đây là sân bay sân bay "Quốc tế" đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
* Ngày 9/3/1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra quyết định thành lập Ban nguyên cứu không quân thuộc Bộ Tổng tham mưu, ông Hà Đổng-Trưởng ban. Nhiệm vụ của Ban là xây dựng cơ sở ban đầu cho không quân nhân dân, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
* Ngày 10/10/1954, tiếp quản sân bay Gia Lâm.
* Ngày 31/12/1954, từ sân bay Gia Lâm, bức điện báo cho toàn thế giới biết: "Kể từ 0 giờ ngày 01/01/1955, theo giờ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sân bay Gia Lâm không còn nằm trong khu quản chế của Đông Dương. Tất cả các máy bay muốn vào, ra miền Bắc Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở ra, phải xin phép cơ quan điều phái của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đặt tại sân bay Gia Lâm - Hà Nội".
* Ngày 3/3/1955, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 15/QĐA thành lập Ban nghiên cứu sân bay trực thuộc Tổng tham mưu trưởng. Ban có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý các sân bay hiện có; tổ chức chỉ huy các chuyến bay hàng ngày.
* Ngày 15/01/1956 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định số 666/TTg về việc thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Ngày 15 tháng 01 trở thành ngày truyền thống của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
* Tháng 2 năm 1956, máy bay của Hàng không dân dụng Việt Nam đã bắt đầu thay thế Hàng không Pháp để phục vụ Uỷ ban quốc tế giám sát việc thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ tại Việt Nam. Miền Bắc khôi phục được 6 sân bay ở Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Quảng Bình. Trung tâm hàng không là sân bay Gia lâm.
* Ngày 24/1/1959, Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định 319/QĐ thành lập Cục không quân trên cơ sở tổ chức và lực lượng của Ban nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng.
* Ngày 1/5/1959 lực lượng Hàng không dân dụng và Không quân vận tải đã được tăng cường và phát triển thành Trung đoàn Không quân vận tải 919, tiền thân của Đoàn bay 919.
* Ngày 13/5/1975, chiếc máy bay IL195, chuyên cơ của Hàng không dân dụng Việt Nam đã bay từ sân bay Gia Lâm-Hà Nội vào sân bay Tân Sơn Nhất-Sài Gòn chở Chủ tịch Tôn Đức Thắng và đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước ta vào dự lễ đại thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam,thống nhất đất nước.
* Ngày 11/2/1976, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 28/CP về việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng trực thuộc Hội đồng Chính phủ nhưng về mặt tổ chức quản lý và chỉ đạo trực thuộc Bộ Quốc phòng (Binh đoàn 909).
* Ngày 12/4/1980, Hàng không dân dụng Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không quốc tế (ICAO).
* Ngày 29/8/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 112/HĐBT.Nghị định 112/HDBT nêu rõ "Hàng không dân dụng Việt Nam là ngành kinh tế, kỹ thuật của Nhà nước; Tổng Cục Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng".
* Ngày 26/12/1991, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
* Ngày 30/7/1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 242/HĐBT, thành lập lại Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện. Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành HKDD Việt Nam. Có 13 doanh nghiệp, Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là doanh nghiệp lớn nhất.
* Ngày 08/12/1994 đã đi vào lịch sử Hàng không Việt Nam giành lại quyền điều hành phần phía Nam FIR Hồ Chí Minh. Hiện nay, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam đang điều hành hai vùng thông báo bay (FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội) gồm toàn bộ vùng trời lãnh thổ Việt Nam và phần vùng trời trên biển quốc tế do ICAO giao Việt Nam quản lý rộng 1,2 triệu km2.
Ngày 14/01/2018, Đoàn Hiệp hội DN HKVN và Cục Hàng không đến thăm di tích lịch sử sân bay Lũng Cò,Tuyên Quang