NASA tìm thấy dấu vết khí metan gần miệng núi lửa trên sao Hoả
14:11 - 25/04/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã xác định một loại khí được tạo ra bởi các sinh vật sống ở Trái Đất trên sao Hỏa. Đây có thể là bằng chứng cho thấy sự sống tồn tại trên "hành tinh đỏ".
ACV hỗ trợ phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào
2 tàu bay trong vụ kiện giữa Vietjet Air và FW Aviation đã rời Việt Nam
Khách nước ngoài phản ánh về chất lượng dịch vụ của hãng bay Việt Nam
Bộ GTVT đề xuất lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành vào năm 2026
Ảnh minh hoạ: Shutterstock
Theo trang Daily Mail (Anh), tàu thăm dò Curiosity của NASA đã phát hiện dòng khí metan ổn định từ miệng núi lửa Gale, xuất hiện vào các thời điểm khác nhau trong ngày và dao động theo mùa, đôi khi đạt mức cao gấp 40 lần so với bình thường.
Dù vẫn chưa tìm thấy sự sống trên thế giới sao Hỏa, các nhà khoa học của NASA tin rằng dòng khí này có thể bắt nguồn từ sâu trong lòng đất.
Nhóm nghiên cứu cho rằng khí metan có thể được bao bọc dưới lớp muối đông đặc và chỉ thoát ra ngoài khi nhiệt độ trên sao Hỏa tăng lên – hoặc khi tàu thăm dò Curiosity lăn trên lớp vỏ và làm nứt nó.
Trên Trái Đất, phân tử đơn giản này, được tạo thành từ một nguyên tử carbon và bốn nguyên tử hydro, thường là dấu hiệu của sự sống. Khí metan thường được động vật thải ra khi tiêu hóa thức ăn.
Tàu thăm dò Curiosity của NASA đã di chuyển trên bề mặt sao Hỏa từ năm 2012. Trong suốt thời gian đó tới nay, điều khó hiểu nhất mà Curiosity tìm thấy là dòng khí metan ổn định từ miệng núi lửa Gale.
Tàu thăm dò Curiosity có thể giải phóng khí metan khi nó làm nứt bề mặt đất đá của miệng núi lửa Gale. Ảnh: Getty Images
Miệng núi lửa Gale là vị trí duy nhất trên hành tinh đỏ mà Curiosity đã phát hiện ra luồng khí này. Nhưng con tàu thăm dò của NASA vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ sự sống nào trên sao Hoả.
Với các thí nghiệm mô phỏng điều kiện của đất trên sao Hỏa, các nhà khoa học dường như đã có câu trả lời cho những giả thuyết có thể xảy ra.
Qua một thời gian dài, muối sẽ nổi lên từ sâu bên dưới lớp đất mặt bụi bặm, phủ đầy đá cứng của sao Hoả. Loại muối này được gọi là perchlorate, một chất độc hại, có rất nhiều trong băng bị mắc kẹt dưới bề mặt sao Hoả.
Khi có quá ít không khí, lớp băng này sẽ dần bốc hơi. Và khi hơi nước mặn này lọc qua lớp đất mặt, nó sẽ để lại một chút gì đó.
Khi lượng muối tích tụ đủ trong lớp đất mặt, chúng tạo thành một lớp vỏ - giống như cát trên bãi biển khi khô thành lớp vỏ giòn, hoặc giống như bã cà phê còn sót lại sau khi uống.
Các nhà khoa học đứng sau nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JGR Planets cho hay: Trên sao Hỏa, quá trình này xảy ra một cách tự nhiên trong một thời gian dài ở các vùng băng vĩnh cửu nông và có thể có đủ muối tích tụ ở lớp trên cùng. Khi hơi muối sủi bọt lên, khí metan cũng thoát ra.
Song nguồn gốc của dòng khí này vẫn còn là một bí ẩn. Khí metan có thể phát ra từ một số loại sinh vật sống, hoặc có thể đến từ các quá trình địa chất bên dưới bề mặt sao Hoả mà các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá.
Song dù có nguồn gốc từ đâu, cuối cùng khí metan vẫn bị mắc kẹt dưới lớp vỏ muối này.
Bằng cách bơm các nồng độ perchlorate khác nhau qua lớp đất mặt mô phỏng của Sao Hỏa, các nhà khoa học nhận thấy rằng lớp vỏ không thấm nước này hình thành trong khoảng từ 3 đến 13 ngày. Nồng độ perchlorate từ 5 – 10% có thể tạo ra lớp vỏ muối rắn.
Các nhà khoa học đã bơm khí neon lên dưới lớp vỏ để thay thế cho khí metan. Họ xác nhận rằng lớp vỏ này đủ mạnh để giữ khí metan bên dưới.
Nhưng khi nhiệt độ hành tinh này tăng lên vào những thời điểm nhất định trong ngày hoặc những mùa nhất định, lớp vỏ này vỡ ra, khiến khí metan thoát ra ngoài. Và có thể đó là lúc tàu thăm dò Curiosity phát hiện ra khí metan trong không khí trên sao Hoả.
Tuy nhiên, không chỉ nhiệt độ mới có thể làm nứt lớp vỏ này.
Lớp vỏ có thể dày khoảng 2 cm. Tàu Curiosity đủ nặng để có thể xuyên thủng nó khi di chuyển qua.
“Để kiểm tra giả thuyết này, cần thực hiện các phép đo khí mêtan khi tàu thám hiểm đến một địa điểm có hàm lượng muối cao. Một thử nghiệm khác là cố gắng hút không khí sao Hỏa khi khoan vào bề mặt giàu muối”, các nhà khoa học cho biết.
Song NASA vẫn chưa tiến hành thí nghiệm này.