Làm gì để hiện thực hoá giấc mơ bay thẳng tới Mỹ?

Làm gì để hiện thực hoá giấc mơ bay thẳng tới Mỹ?

11:14 - 16/11/2021

Để có thể hiện thực hoá giấc mơ bay thẳng thường lệ đến Mỹ - quốc gia có hàng rào, thủ tục pháp lý và an ninh hàng không khắt khe bậc nhất thế giới - có rất nhiều “chướng ngại vật” quan trọng mà các hãng hàng không Việt phải vượt qua.

Vietjet bay chuyến đầu tiên có sử dụng nhiên liệu bền vững SAF
ACV hỗ trợ phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào
2 tàu bay trong vụ kiện giữa Vietjet Air và FW Aviation đã rời Việt Nam
Khách nước ngoài phản ánh về chất lượng dịch vụ của hãng bay Việt Nam
Bộ GTVT đề xuất lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành vào năm 2026

Bay thẳng tới Mỹ: Cơ hội gia tăng vị thế cho hàng không việt 

Với khoảng 700.000 lượt khách đi lại mỗi năm giữa hai nước Việt Nam – Mỹ, gấp hơn 20 lần nhu cầu tối thiểu cần có để mở một đường bay mới, thì thị trường hàng không giữa hai nước được nhận định là vô cùng tiềm năng để khai thác.

Đã có khoảng 20 hãng hàng không quốc tế thực hiện các chuyến bay vòng trên đường bay này, nhưng bay thẳng thì vẫn còn bỏ ngỏ, do những yêu cầu cao về kỹ thuật cũng như chi phí. Nhìn lại lịch sử đường bay Việt – Mỹ, có hai hãng hàng không nước ngoài từng thử sức là United Airlines và Northwest Airlines. Tuy vậy cả hai đã phải dừng khai thác vì không tìm ra lời giải cho bài toán kinh tế. Chính vì vậy, đây sẽ là cơ hội cho các hãng hàng không Việt để tạo lợi thế cạnh tranh và gia tăng vị thế của mình trên trường quốc tế. 

Bên cạnh đó, bay thẳng tới Mỹ còn giúp Việt Nam thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế. Bởi vậy, các cơ quan quản lý nhà nước rất tạo điều kiện cho những thủ tục pháp lý cần thiết để các hãng bay Việt Nam có thể nhanh chóng tiếp cận đường bay thẳng. 

alt text
Bay thẳng tới Mỹ còn giúp Việt Nam thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng cường giao lưu, hội nhập quốc tế. (Ảnh: St).

 

Qua nhiều nỗ lực, cố gắng, đầu năm 2019, Cục Hàng không Việt Nam đã đạt chứng chỉ CAT-1 của Mỹ. Đây là điều kiện tiên quyết để các hãng hàng không Việt Nam có thể thực hiện xin cấp phép bay thẳng tới xứ sở cờ hoa (trước đó, VNA đã thực hiện các chuyến bay liên danh với Delta Air Lines). 

Tháng 9/2019, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cũng đã cấp Giấy phép vận chuyển thương mại hành khách, hàng hóa, bưu phẩm giữa Việt Nam và Mỹ. “Cửa bay thẳng tới xứ sở cờ hoa” đã thông, vấn đề còn lại là năng lực kỹ thuật (tàu bay) và năng lực khai thác thị trường của các hãng hàng không Việt Nam. 

Không ngừng nâng cao tiêu chuẩn an ninh, an toàn cũng như chất lượng dịch vụ, đồng thời liên tục phối hợp với các cơ quan, đối tác trong và ngoài nước để hoàn thành các thủ tục của nhà chức trách Mỹ, VNA cũng đã giành được các slot bay ở các sân bay Mỹ từ năm 2019. Và tới năm 2020, Hãng đã được Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cấp phép bay thương mại, trở thành hãng hàng không Việt đầu tiên có giấy phép này. Tuy vậy, chỉ đó vẫn chưa đủ để có thể khai thác bay thương mại thường lệ tới Mỹ bởi còn rất nhiều thủ tục pháp lý khác mà Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam cần phải hoàn thành. 

Những thử thách không dễ 

Theo quy định của Luật Hàng không Dân dụng Liên bang Mỹ, để có thể khai thác các chuyến bay thương mại thường lệ tới Mỹ, hãng hàng không nước ngoài cần hoàn thiện các thủ tục rất phức tạp. Trong đó, hãng phải xin cấp phép tại ít nhất 9 cơ quan có thẩm quyền bao gồm: cơ quan đăng ký kinh doanh tại bang dự kiến khai thác, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), Bộ Giao thông Vận tải Mỹ (DOT), Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA), Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP), Cơ quan Quản lý thuế và thu nhập nội địa (IRS), Bộ Nông nghiệp và Dịch vụ kiểm tra sức khỏe động vật và thực vật Mỹ (APHIS) và các cơ quan kiểm dịch liên bang, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTBS) và nhà chức trách sân bay dự kiến khai thác. Trong số này, việc phê chuẩn và cấp phép của FAA và TSA được coi là 2 thử thách đặc biệt quan trọng bởi thủ tục ở 2 khâu này vô cùng khắt khe và phức tạp. 

Theo đó, TSA sẽ phải thẩm định các quy trình, quy định về an ninh của các hãng hàng không, khảo sát sân bay ở Việt Nam, đảm bảo phía Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn an ninh của họ thì mới xem xét các bước tiếp theo. Đáng nói, việc cấp phép của TSA cũng chính là cơ sở để Cục Hàng không Mỹ (FAA) cấp phép. 

alt text
VNA trở thành hãng hàng không Việt đầu tiên được cấp phép bay thường lệ đến Mỹ. (Ảnh: VNA).

 

Cho đến nay, tại Việt Nam, chỉ duy nhất VNA được TSA và FAA xác nhận đủ điều kiện và cấp phép khai thác thường lệ đến Mỹ. Giấy phép này có hiệu lực không giới hạn về thời gian và cho phép VNA chủ động xây dựng tần suất khai thác theo nhu cầu. 

Đây không chỉ là niềm vui của hành khách khi có thêm lựa chọn mới, mà còn là niềm tự hào của các hãng hàng không nước nhà và mở ra cơ hội phát triển, nâng tầm vị thế của hàng không Việt trên trường quốc tế. 

Theo VNA