Hàng không nội địa toàn cầu phục hồi, Việt Nam có mức tăng mạnh nhất
08:51 - 15/08/2020
Trong tháng 7, Mỹ có nhiều chuyến bay nội địa nhất thế giới (413.538 chuyến bay, chiếm 31,3%). Trung Quốc đứng thứ hai (378.434 chuyến bay, chiếm 28,7%). Việt Nam là quốc gia có mức tăng các chuyến bay nội địa mạnh nhất, đạt mức tăng 28% so với cùng kỳ năm 2019.
ACV hỗ trợ phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào
2 tàu bay trong vụ kiện giữa Vietjet Air và FW Aviation đã rời Việt Nam
Khách nước ngoài phản ánh về chất lượng dịch vụ của hãng bay Việt Nam
Bộ GTVT đề xuất lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành vào năm 2026
Chuyên gia phân tích dữ liệu và du lịch toàn cầu Cirium cho biết, các biện pháp hạn chế được nới lỏng khiến việc đi lại bằng đường hàng không đang dần hồi phục, Trung Quốc và Mỹ dẫn đầu thế giới về số chuyến bay nội địa. Dữ liệu của Cirium cho thấy, sự phục hồi của thị trường hàng không nội địa đang dẫn dắt sự phục hồi ngành hàng không toàn cầu. Trung Quốc đang chứng tỏ sự phục hồi mạnh mẽ.
Trước khi bùng phát dịch bệnh, Mỹ là thị trường hàng không nội địa lớn nhất thế giới. Mặc dù số liệu năm 2020 cho thấy mức giảm 46% so với năm 2019, tháng 7/2020, số lượng các chuyến bay nội địa của Mỹ vẫn dẫn đầu thị trường hàng không nội địa toàn cầu với tổng số 413.538 chuyến bay, trong khi Trung Quốc là 378.434 chuyến. Tuy nhiên, xét về năng lực vận chuyển thực tế Mỹ đứng sau Trung Quốc.
Trên phạm vi toàn cầu, chỉ có Việt Nam, Hàn Quốc và Indonesia ghi nhận tăng trưởng du lịch trong nước. So với cùng kỳ năm trước, số lượng các chuyến bay nội địa theo lịch trình của Việt Nam đã tăng ấn tượng 28%. Tại 20 thị trường nội địa hàng đầu thế giới số chuyến bay đạt trên 1,3 triệu chuyến, giảm 1/3 (32%) so với năm 2019.
Trong đó các nước Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 54% tổng số chuyến bay nội địa trên thế giới, khu vực Bắc Mỹ chiếm 33%, các nước Châu Âu chiếm 9% và các nước Mỹ Latinh chỉ chiếm 4%. Trong tổng số 1,3 triệu chuyến bay nội địa trên toàn thế giới, thị trường Mỹ chiếm 31%, Trung Quốc chiếm 29%.
Điều đáng khích lệ là phần còn lại của Châu Á cũng đang phục hồi tốt, các thị trường nhỏ hơn như Việt Nam, Hàn Quốc và Indonesia thậm chí có mức tăng trưởng dương. Hoạt động đi lại bằng đường hàng không dường như phản ánh sự khác biệt tương đối khả năng và hiệu quả phòng chống dịch Covid-19 theo từng khu vực. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ở Brazil, nơi tỷ lệ số ca nhiễm Covid-19 mới vẫn cao, công suất bay đã giảm 71% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Thành Nam