HÀNG KHÔNG CHUNG TẠI VIỆT NAM - GÓC NHÌN CỦA MỘT TRƯỜNG BAY

HÀNG KHÔNG CHUNG TẠI VIỆT NAM - GÓC NHÌN CỦA MỘT TRƯỜNG BAY

10:54 - 20/09/2022

Năm 2019, sự ra đời của Trường Hàng không New Zealand, hoạt động huấn luyện phi công cơ bản tại Sân bay Chu Lai tỉnh Quảng Nam, thực hiện chuyến bay huấn luyện đầu tiên ngày 07/05/2020 đã góp thêm một cánh bay trong hoạt động hàng không chung tại Việt Nam.

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật đảm bảo an toàn hàng không mới
Nghiên cứu mở đường bay thẳng Việt Nam - Thụy Điển
ICAO hỗ trợ nâng cao năng lực giám sát an toàn hàng không Việt Nam
Liên Khương sẽ ‘lên đời’ thành sân bay quốc tế
Nhà thầu nào trúng gói thầu 4.600 tỷ đồng tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài?

Hoạt động hàng không chung được hiểu là tất cả các loại hình hoạt động sử dụng phương tiện bay không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách hoặc hàng hóa. Hoạt động hàng không chung bao gồm các hoạt động bay huấn luyện đào tạo, hoạt động bay của các câu lạc bộ hàng không, bay du lịch ngắm cảnh, bay cứu hộ cứu nạn, vận chuyển y tế, bay phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, bay khảo sát… các phương tiên bay có thể bao gồm máy bay cánh bằng 1 hoặc 2 động cơ, máy bay trực thăng, máy bay thể thao, máy bay thực nghiệm, khinh khí cầu, tàu lượn. Năm 2019, sự ra đời của Trường Hàng không New Zealand, hoạt động huấn luyện phi công cơ bản tại Sân bay Chu Lai tỉnh Quảng Nam, thực hiện chuyến bay huấn luyện đầu tiên ngày 07/05/2020 đã góp thêm một cánh bay trong hoạt động hàng không chung tại Việt Nam. Đây là dự án được thực hiện trên cơ sở liên doanh giữa Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không (AESC) và Eagle Flight Training, một trong những trường đào tạo phi công hàng đầu của New Zealand.

TS. Bùi Doãn Nề - Phó CT, TTK HHDNHK Việt Nam (bên trái) cùng đại diện Trường Hàng không New Zealand.

Ngoài Trường Hàng không New Zealand, thực hiện bay huấn luyện đào tạo phi công cơ bản, chúng ta còn có các doanh nghiệp hàng không chung khác như Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, Hải Âu Aviation, Công ty CP Hàng không Hành Tinh Xanh

Trường Hàng không New Zealand, với 2 tàu bay loại Diamond 20, đã thực hiện khoảng trên 1500h bay huấn luyện trên các không vực thuộc vùng trời sân bay Chu Lai và trên các đường bay huấn luyện đường dài từ Chu Lai tới các sân bay thuộc khu vực miền Trung là Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa đã có 12 em học viên hoàn thành huấn luyện, vượt qua kỳ thi sát hạch của Cục HKVN, được cấp Giấy phép Người lái tàu bay tư nhân để tiếp tục ra nước ngoài hoàn tất các học phần huấn luyện còn lại của chương trình huấn luyện Người lái tàu bay thương mại.

Trường Hàng không New Zealand tự xây dựng các không vực huấn luyện, xây dựng các đường bay huấn luyện đường dài với đầy đủ các thông số, phương thức hoạt động và trình  Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn, công bố ban hành trên cơ sở chấp thuận, phê duyệt từ Cục Tác chiến -Bộ Tổng tham mưu và Quân chủng Phòng không không quân. Mặc dù chúng tôi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các cơ quan Bộ Quốc phòng, Quân chủng PKKQ, Bộ GTVT, Cục HKVN, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam nhưng đây là một quá trình tương đối lâu dài và sẽ là một trở ngại đối với các doanh nghiệp khi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực hoạt động này.

Về lĩnh vực quản lý, điều hành hoạt động bay, hoạt động bay hàng không chung, trong đó bao gồm các chuyến bay huấn luyện phi công cơ bản của Trường chủ yếu được thực hiện theo quy tắc bay bằng mắt (VFR) nhưng công tác điều hành bay dân dụng tại Việt Nam chủ yếu là điều hành các chuyến bay thương mại theo quy tắc bay sử dụng thiết bị (IFR)

Công tác điều hành luôn đặt các tiêu chuẩn an toàn, phân cách cao hơn một mức theo góc nhìn từ các kiểm soát viên không lưu, các chuyến bay huấn luyện đường dài  được điều hành bay ở những độ cao tối đa theo phương thức được phê duyệt.  Về mặt kỹ thuật, chúng ta cũng đang thiếu các quy định riêng dành cho công tác đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đủ điều kiện bay của các máy bay loại nhỏ, máy bay hạng nhẹ sử dụng trong hoạt động hàng không chung.

Hoạt động hàng không chung trên thế giới mang lại rất nhiều những lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội khi tạo ra hàng trăm ngàn việc làm, cùng doanh thu lên tới hàng trăm tỷ đô la, giúp cho cuộc sống của cộng đồng được an toàn hơn với những chuyến bay vận chuyển y tế, cứu hộ cứu nạn, nâng cao cuộc sống của người dân ở những vùng xa xôi hẻo lánh khi kết nối đường bộ còn hạn chế, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, phòng chống thiên tai, bão lũ, mang lại cho con người những trải nghiệm thú vị trong bay du lịch ngắm cảnh, trong các hoạt động bay trải nghiệm, bay thể thao

Chúng ta hy vọng vào những sự điều chỉnh bổ sung các chính sách, quy định, quy chế hàng không, của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động hàng không chung tại Việt Nam. Một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn hoạt động, tuân thủ các Phụ ước của Tổ chức Hàng không Thế giới (ICAO) cùng các khuyến nghị thực hành sẽ chắc chắn khuyến khích được nhiều doanh nghiệp hơn nữa tham gia thị trường hàng không chung.

 Theo Opensky.com.vn