Đối thoại

Đối thoại "Gói hỗ trợ lãi suất: Vốn phải đến đúng đích"

18:45 - 25/09/2021

Vào 20h ngày 25/9, Đối thoại chuyên đề “Gói hỗ trợ lãi suất: Vốn phải đến đúng đích” sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến. Toạ đàm “Gói hỗ trợ lãi suất: Vốn phải đến đúng đích” sẽ đề cập và bàn thảo hai nhóm nội dung chính: Thứ nhất, nhận diện và đánh giá bức tranh kinh tế hiện nay. Thứ hai, phân tích lợi ích/rủi ro của gói hỗ trợ lãi suất và lựa chọn cách tiếp cận.

Vietjet bay chuyến đầu tiên có sử dụng nhiên liệu bền vững SAF
ACV hỗ trợ phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào
2 tàu bay trong vụ kiện giữa Vietjet Air và FW Aviation đã rời Việt Nam
Khách nước ngoài phản ánh về chất lượng dịch vụ của hãng bay Việt Nam
Bộ GTVT đề xuất lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành vào năm 2026

Toạ đàm có sự tham gia của:

  • TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển kinh doanh
  • TS. Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư Ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam
  • TS. Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng Tổng cục Thống kê
  • TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam
  • TS. Nguyễn Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước
  • Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel)

Trong làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, hàng loạt trọng điểm kinh tế phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Hà Nội, buộc phải giãn cách theo “Chỉ thị 16+” suốt nhiều tháng ròng. Kéo theo đó là mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đình trệ, khiến cho các chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, chuỗi kết nối lưu thông và tiêu thụ hàng hóa bị đứt gãy.

Thực tế này dẫn đến lưu lượng và vận hành của dòng tiền doanh nghiệp bị cạn kiệt và tê liệt, đẩy các doanh nghiệp đã khó khăn càng khó khăn hơn.

Để ứng phó, Chính phủ đã triển khai song song các giải pháp chống dịch nghiêm ngặt cùng với phủ rộng vaccine. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, tình hình dịch bệnh Covid–19 ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP.HCM, các tỉnh phía Bắc; trong đó có Hà Nội từng bước được kiểm soát. Một số địa phương bắt đầu nới lỏng để khởi động trở lại các hoạt động kinh tế.

Mong muốn hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp phục hồi hoạt động, đã đặt ra vấn đề cần có bộ giải pháp tổng thể; trong đó, giải quyết bài toán hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh đứt gãy dòng tiền được Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm.

Mới đây, Quốc hội đã gợi ý cần thiết kế gói kích thích hỗ trợ lãi suất, tương tự gói “cấp bù lãi suất” giải ngân qua hệ thống ngân hàng giai đoạn 2009 – 2010.

Theo Chủ tịch Quốc hội, gói kích thích tài chính 10 năm trước đã mang lại kết quả rất tích cực. Mặc dù quy mô ngân sách bỏ ra một lượng vừa phải nhưng kéo theo đó là một lượng lớn vốn tín dụng được bơm ra nền kinh tế, tạo hiệu ứng tức thời cho các ngành trọng điểm cũng như tính lan tỏa tích cực cho cả nền kinh tế, tác động sâu sắc đến việc làm của người lao động. Vì vậy, trong giai đoạn tới, cần triển khai hỗ trợ theo hướng này.

Tuy nhiên, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước và một số chuyên gia, gói hỗ trợ lãi suất triển khai hơn 10 năm qua mặc dù có mang lại hiệu ứng tích cực nhưng đến nay vẫn chưa quyết toán xong. Cùng đó, quá trình giải ngân xảy ra không ít phức tạp và bất cập, tiềm ẩn các rủi ro cho hệ thống. Bởi vậy, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động, lựa chọn cách tiếp cận.

 PV.