“ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC SKYPEC 2022” - MỘT CÁCH LÀM HAY, SÁNG TẠO TRONG VIỆC HỌC TẬP, LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

“ĐẠI SỨ VĂN HOÁ ĐỌC SKYPEC 2022” - MỘT CÁCH LÀM HAY, SÁNG TẠO TRONG VIỆC HỌC TẬP, LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

11:47 - 15/11/2022

Công ty Skypec đã và đang tổ chức thành cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc SKYPEC năm 2022”. Kết quả đợt 1 đã có 1.254 lượt người lao động tại các cơ quan, đơn vị tham gia đọc sách trên hệ thống phần mềm Elearning và có 154 bài dự thi của cán bộ, người lao động trong Công ty.

Nội Bài và Đà Nẵng lọt trong top 100 sân bay tốt nhất trên thế giới
United Airlines thiệt hại 200 triệu USD do vụ cấm bay đối với Boeing 737 MAX 9
Sẽ hoàn thành lập quy hoạch 30 cảng hàng không đến năm 2025
Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc
Quy hoạch kết cấu hạ tầng hàng không đến năm 2030

Văn hóa đọc ngày nay đã trở thành nhu cầu hết sức cần thiết trong thời đại khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão. Đọc sách để thu nạp kiến thức, nâng cao sự hiểu biết vận dụng vào cuộc sống đồng thời đọc sách cũng là cách để được nuôi dưỡng tâm hồn. Ngoài các phương pháp học tại trường, học qua bạn bè, đồng nghiệp, tương tác trong môi trường xã hội, thì sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tư duy, mở rộng sự hiểu biết. Mỗi ngày chúng ta thấy mình tiến bộ hơn bằng cách tự học, tự đọc, do vậy văn hóa đọc mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với con người. 

 Bác Hồ chính là tấm gương sáng ngời về ý thức tự học và đọc sách là điều Bác rất yêu thích. Nói về đọc sách sinh thời Chủ tịch Hồ Chí minh đã từng căn dặn: "Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn…".  Không chỉ là những người đọc để phục vụ công việc hằng ngày mới cần phải đọc, mà mỗi một người đều nên đọc sách để tăng thêm kiến thức và có những hiểu biết cho quyền lợi, nghĩa vụ của mình.


Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh tư liệu)

   Khi tìm hiểu về phương pháp đọc của Bác Hồ, bài học đầu tiên mà chúng ta cần phải chú ý đến là: Muốn trở thành người hiểu biết phải đọc cho rộng và khi đọc phải có ghi chép và phân loại ngay các thông tin trong sách báo. Bác đã từng căn dặn:  “Muốn có nhiều tài liệu phải xem cho rộng...Xem được nhiều thứ báo chừng nào thì lấy được nhiều tài liệu chừng ấy”; “Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được thì chép lấy để dùng để viết”. 

   Bài học thứ hai có thể rút ra trong phương pháp đọc sách báo của Hồ Chủ tịch là đọc luôn phải có suy nghĩ kĩ càng không nhất thời hồ đồ tin ngay theo sách. Người nhấn mạnh: “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi: “vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn”.
Bác Hồ trò chuyện cùng các cháu thiếu nhi (Ảnh: Tư liệu).
 

    Bài học thứ ba và cũng là bài học quan trọng nhất trong phương pháp đọc của Hồ Chủ tịch là vấn đề áp dụng những điều đã đọc được vào thực tiễn cách mạng, thực tiễn cuộc sống. Người nhấn mạnh: “Dù xem được hàng ngàn quyển lý luận nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào cái hòm đựng sách”. Đọc, suy ngẫm và vận dụng vào cuộc sống mới là vấn đề quan trọng. Chúng ta chỉ đọc sách mà không áp dụng gì được cho chính bản thân chúng ta hoặc với người khác thì không khác nào chúng ta ăn mà không tiêu, không hấp thụ được dưỡng chất vào cơ thể.

   Nhận thức tầm quan trọng của văn hóa đọc, Lãnh đạo Công ty Skypec đã phát động phong trào nâng cao văn hóa đọc trong Công ty với mục đích giúp người lao động hiểu hơn về lợi ích và tầm quan trọng của việc đọc sách, nâng cao khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức, kích thích sáng tạo, tư duy đổi mới góp phần nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện đời sống tinh thần của người lao động. 

  Công ty Skypec đã và đang tổ chức thành cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc SKYPEC năm 2022”. Kết quả đợt 1 đã có 1.254 lượt người lao động tại các cơ quan, đơn vị tham gia đọc sách trên hệ thống phần mềm Elearning và có 154 bài dự thi của cán bộ, người lao động trong Công ty. Thông qua cuộc thi đã thu hút người lao động hưởng ứng văn hóa học tập chủ động, đóng góp vào sự phát triển bản thân của người lao động nói riêng và sự phát triển của Công ty nói chung.
 

 
TGĐ Nguyễn Mạnh Tuấn tặng hoa BTC Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022 tại buổi lễ sơ kết cuộc thi.


   Việc phát động phong trào văn hóa đọc và tổ chức cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc Skypec 2022” của Công ty Skypec là một cách làm hay, sáng tạo trong việc triển khai Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

   Ngày nay, chúng ta có rất nhiều phương tiện để có thể tiếp nhận thông tin tiện lợi như: xem tivi, nghe đài, lướt mạng internet bằng điện thoại, máy tính,… vì thế việc đọc sách ngày càng bị mai một, sự phát triển của công nghệ thông tin ngoài mặt tích cực còn làm cho một bộ phận không nhỏ trong chúng ta chịu ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội, bên cạnh đó việc bị cuốn vào vòng quay của cuộc sống mà quên đi những lợi ích của việc đọc sách, nhiều khi thông tin tràn ngập nhưng ta vẫn thấy thiếu, đó là khoảng trống khó lấp đầy nếu không chịu đọc sách, nghiên cứu và tìm tòi. Học tập tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách đọc sách chưa bao giờ là điều lạc hậu, cũ kĩ trong giai đoạn hiện nay và Công ty Skypec đang là một điển hình trong việc phát triển văn hóa đọc trong cán bộ, người lao động.

Theo SKYPEC