Cơ trưởng kỳ cựu nói về chuyến bay có thời gian chuẩn bị dài 20 năm

Cơ trưởng kỳ cựu nói về chuyến bay có thời gian chuẩn bị dài 20 năm

10:27 - 06/12/2021

Cơ trưởng Nguyễn Hồng Lĩnh chia sẻ về chuyến bay thẳng thường lệ Việt - Mỹ đầu tiên với thời gian chuẩn bị dài nhất trong lịch sử.

Vietjet bay chuyến đầu tiên có sử dụng nhiên liệu bền vững SAF
ACV hỗ trợ phục vụ Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào
2 tàu bay trong vụ kiện giữa Vietjet Air và FW Aviation đã rời Việt Nam
Khách nước ngoài phản ánh về chất lượng dịch vụ của hãng bay Việt Nam
Bộ GTVT đề xuất lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành vào năm 2026

Vừa trở về từ Mỹ, cơ trưởng Nguyễn Hồng Lĩnh - PTGĐ VNA đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về chuyến bay dài 13 tiếng 45 phút mà ông vừa thực hiện.

“Tôi đã có 38 năm gắn bó với bầu trời và khoang lái, kinh nghiệm hơn 20 nghìn giờ bay ấy thế nhưng khi lái chiếc Boeing 787-9 hạ cánh xuống sân bay San Francisco hôm 28/11, cảm xúc vô cùng khó tả, tràn ngập tự hào”, nam cơ trưởng kỳ cựu nói và cho biết thêm: "Tổng thời gian bay thẳng không điểm dừng từ TP.HCM đến San Francisco là 13 tiếng 45 phút. Một hành trình khá dài. Khi máy bay đáp xuống sân bay, trong tôi dâng lên một cảm xúc tự hào".

alt text
Cơ trưởng Nguyễn Hồng Lĩnh (ngoài cùng, bên phải) cùng phi hành đoàn thực hiện chuyến bay thẳng TP.HCM - San Francisco hôm 28/11.

 

Với khách hàng, chuyến bay thẳng đến San Francisco khởi hành vào cuối ngày, chỉ sau một đêm ngủ trên máy bay, hành khách thức dậy tràn đầy năng lượng đón ngày mới ở bên kia bán cầu.

Còn với chúng tôi, đó là chuyến bay lịch sử với thời gian chuẩn bị dài kỷ lục.

“Năm 2001, VNA đã thành lập văn phòng đại diện tại San Francisco, cho thấy tầm nhìn chiến lược của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đối với thị trường Mỹ được đặt ra từ rất sớm, trước cả khi hai nước ký kết hiệp định hàng không. Tuy nhiên để “Bông sen vàng” hiện diện ở “xứ sở cờ hoa” là cả một quá trình dài đằng đẵng. Trong lịch sử hình thành và phát triển ngành hàng không Việt Nam chưa từng có đường bay nào mất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị khai thác như vậy”, cơ trưởng Lĩnh chia sẻ.

Gắn bó với ngành hàng không từ những năm 1980, cơ trưởng Nguyễn Hồng Lĩnh từng thực hiện nhiệm vụ trên nhiều dòng máy bay như AK18, AN24/26, IL18, A320, B777 và hiện nay là dòng máy bay hiện đại B787.

10 năm trước, khi VNA lập cầu hàng không đón hàng nghìn lao động Việt Nam tại Libya về nước, ông cũng chính là người lái chuyến bay lịch sử đó. Và nay, ông tiếp tục ghi dấu mốc cùng VNA với chuyến bay lịch sử trong ngành hàng không nước nhà - chuyến bay thương mại thường lệ Việt - Mỹ.

Thông tin thêm, ông Lĩnh cho biết, nếu như thời gian bay từ TP. HCM đến San Francisco là 13 tiếng 45 phút, chiều về dài hơn, là 16 tiếng 40 phút. Hiện nay VNA đang tiếp tục nghiên cứu mở rộng điểm đến là Los Angeles.

Ngoài ra, VNA còn hợp tác với các hãng hàng không Mỹ (Delta Air Lines, American Airlines, United Airlines) để mở rộng mạng bán đến hầu hết các điểm nội địa quan trọng của Mỹ (New York, Houston, Dallas, Washington, Seattle, Boston, Chicago, Georgia, Portland, Minnesota,...) và các điểm ở Canada (Vancouver, Toronto,...).

Để đảm bảo hiệu quả khai thác trong khi cơ quản lý nhà nước chưa đồng ý mở lại các đường bay quốc tế thường lệ đưa khách vào Việt Nam, hãng đã lên phương án kết hợp vận chuyển hành khách và hàng hóa, bắt đầu khai thác từ 28/11/2021.

Căn cứ tình hình thị trường và đặc tính sản phẩm bay thẳng đi Mỹ của VNA, để đảm bảo hiệu quả chất xếp cũng như tối ưu hóa doanh thu chuyến bay, hãng tập trung khai thác vào các nguồn hàng trọng điểm: Hàng linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử có giá trị cao, hàng nặng (high density) để tối ưu hóa tải trọng chuyến bay; hàng may mặc có trọng lượng và kích thước nhỏ gọn, có hiệu quả chất xếp cao về mặt vị trí và có thể chất cabin khi chuyến bay cho phép khai thác cabin (đáp ứng giới hạn trọng lượng/kiện hàng khi chất trên cabin).

Để khai thác tới Mỹ, VNA sẽ linh hoạt sử dụng cả 2 loại máy bay Boeing 787 và Airbus A350 theo nhu cầu thị trường (mùa cao điểm nhu cầu cao sử dụng A350 để tối ưu tải, mùa thấp điểm có thể chuyển đổi tàu B787 với cấu hình và chi phí thấp hơn). Trong tương lai, VNA sẽ cân nhắc việc mua 2 dòng máy bay thân rộng là Boeing 777X hoặc Airbus A350-1000 để thực hiện các chuyến bay thẳng tới Mỹ.

Theo VNA