CANSO kêu gọi sự đoàn kết hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính toàn ngành

CANSO kêu gọi sự đoàn kết hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính toàn ngành

09:36 - 07/10/2021

Amsterdam, ngày 5 tháng 10 năm 2021 – CANSO (Tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay) tiếng nói khu vực và toàn cầu về Quản lý không lưu, đã kêu gọi sự đoàn kết hơn nữa trong toàn ngành Hàng không khi đối mặt với đại dịch đã gây ảnh hưởng nặng nề đền toàn bộ cộng đồng Hàng không, bao gồm các hãng hàng không, sân bay, nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và chuỗi cung ứng quan trọng của ngành hàng

United Airlines thiệt hại 200 triệu USD do vụ cấm bay đối với Boeing 737 MAX 9
Sẽ hoàn thành lập quy hoạch 30 cảng hàng không đến năm 2025
Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc
Quy hoạch kết cấu hạ tầng hàng không đến năm 2030
Xử phạt hành khách nước ngoài hút thuốc trong nhà vệ sinh máy bay

Ông Simon Hocquard, Tổng Giám đốc CANSO: ”Các tuyên bố nổi bật tại Đại hội thường niên của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) ngày hôm qua có thể dẫn đến ấn tượng rằng chỉ các hãng hàng không mới được phép thu hồi chi phí. Trong khi các tổ chức trong toàn ngành hàng không cũng phải đối mặt với sự sụt giảm doanh thu đáng kể trong 20 tháng qua và đang phải gánh khoản nợ do việc sụt giảm lưu lượng hoạt động bay. Các tuyên bố cũng làm suy yếu các bước đáng kể mà các Nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (ANSP) trên toàn cầu đã thực hiện nhằm giải quyết tình trạng thiếu doanh thu của họ”.

Các nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (ANSP) đã triển khai vô số các biện pháp cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân viên, cắt giảm lương và hoãn các dự án đầu tư dài hạn. Và họ làm như vậy trong khi vẫn tiếp tục hoàn thành vai trò là một cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia  – giữ cho bầu trời mở và an toàn bất kể lưu lượng hoạt động bay như thế nào.

Một cuộc khảo sát mới đây của CANSO liên quan đến ảnh hưởng của Covid-19 cho thấy 97% các ANSP đã phải cắt giảm chi phí hoạt động với 86% ANSP cắt giảm vốn chi tiêu trong giai đoạn 2020-2021 và hơn thế nữa. Khảo sát cũng cho thấy các ANSP cũng đã chịu ảnh hưởng của việc giảm doanh thu theo nhiều cách khác nhau, trong đó 73% các ANSP buộc phải trang trải các chi phí để tiếp tục hoạt động bằng cách gánh thêm các khoản nợ mới.

Ở một số nơi, các ANSP được tiếp cận với các chương trình hỗ trợ của chính phủ như trợ cấp lương, nhưng sự hỗ trợ này không nhất quán. Trên thực tế, tại một số nơi trên thế giới, các quốc gia chủ yếu quyết định hỗ trợ các hãng hàng không hơn là các cảng hàng không hoặc các ANSP với nhận định rằng sẽ có hiệu ứng nhỏ giọt khi các hãng hàng không trả chi phí cho các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng.

Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA) chỉ ra rằng các chi phí đơn vị phi nhiên liệu (non-fuel unit costs) của hãng hàng không tăng 19% trong năm 2020 so với năm 2019, do chi phí cố định phải được dàn trải trên cơ sở công suất nhỏ hơn đáng kể. Phí dịch vụ dẫn đường hàng không cũng tương tự như vậy. Với việc giảm lưu lượng bay, chi phí để vận hành hệ thống tại một số thời điểm cũng phải dàn trải trên lưu lượng bay thấp hơn, dẫn đến chi phí tăng lên. Hiệu ứng này sẽ giảm dần theo thời gian khi lưu lượng bay tăng lên và chúng ta dự kiến sẽ thấy “chi phí đơn vị” giảm.

“Ngành Quản lý bay có một thành tích vững chắc trong việc cải thiện năng suất và hiệu quả chi phí cũng như tính minh bạch liên quan đến các hoạt động của ngành. Hai mươi tháng qua đã cho thấy điều đó nhưng không làm thay đổi các nguyên tắc cơ bản”. Ông Simon Hocquard nhấn mạnh. “Một con đường khó khăn ở phía trước khi chúng ta cùng nhau vật lộn với thực tế đó. Cuộc khủng hoảng này dạy cho chúng ta nhiều bài học, nhưng chúng ta phải thận trọng rằng những bài học mà chúng ta có được từ cuộc khủng hoảng hiện tại không làm mất đi những bài học trước đó mà chúng ta luôn biết là đúng. Việc cắt giảm đầu tư để đối phó khủng hoảng ngắn hạn sẽ có tác động dài hạn đến năng lực. Hơn bao giờ hết, điều quan trọng đối với toàn ngành hàng không là phải cùng nhau thảo luận để giải quyết thách thức về tài chính mà tất cả chúng ta đang phải đối mặt, mà không phải là đổ lỗi cho nhau.

Theo VATM